Cách phát hiện và phòng tránh các trang web lừa đảo
Lừa đảo qua mạng ngày càng tăng nhanh cả về số lượng lẫn mức độ tinh vi, bạn có chắc là mình có thể phân biệt được các trang web thật giả lẫn lộn mọc lên như “nấm”, hãy tham gia thử thách ngay dưới đây nhé.
Thử thách: Nhận diện các trang lừa đảo
Thử thách 1: Bạn hãy phân biệt 3 đường link dưới đây, đâu là thật, đâu là giả:
Kết quả: link số 2 là giả, còn 1; 3 đều là thật. Đặc điểm nhận dạng: Các tên miền 1, 3 có phần tiền tố “m”, “vi-vn” ngăn cách với facebook.com bởi dấu “.” (chấm), dấu hiệu chỉ đây là các tên miền phụ của tên miền chính. Còn ở số 2, giữa “s” và facebook.com ngăn cách bởi dấu “-“, tạo nên một trang web khác hoàn toàn, đây là website lừa đảo.
Thử thách 2: Phân biệt qua hình ảnh
Theo bạn, 3 hình dưới đâu là trang web thật, đâu là trang web giả?
Kết quả: Không có trang web nào thật. Ở website 1, tên miền bị đổi thành facebok.com, đồng thời có cảnh báo dấu chấm than màu đỏ của trình duyệt báo hiệu trang web nguy hiểm. Hai website dưới dù trình duyệt không cảnh báo nhưng vẫn là giả mạo, trong đó website 2 tên miền có thêm “i-” và website 3 có thêm chữ “s” ở giữa cụm “airslines”.
Qua hai ví dụ trên, có thể thấy không phải ai cũng đủ tỉnh táo để nhận diện các trang web lừa đảo. Trên thực tế, không ít người đã trở thành nạn nhân của hình thức tấn công mạo danh này. Theo báo cáo từ Kaspersky Lab và Appota, có ít nhất 32,3% người dùng không biết cách tự bảo vệ quyền riêng tư của mình khi trực tuyến và có tới 82% số người được hỏi sẵn sàng chia sẻ thông tin cá nhân để được nhận quà tặng khuyến mãi.
Nguy hiểm hơn, dù các ứng dụng công nghệ thường xuyên nâng cấp và bổ sung các tính năng an toàn thì nhiều trang web vẫn có khả năng “lách” qua hệ thống kiểm duyệt. Vì vậy, mỗi người trong chúng ta cần có ý thức chủ động tự bảo vệ bản thân và cộng đồng.
Làm gì khi đối mặt các trang web có dấu hiệu không an toàn?
Chủ động kiểm tra thông tin trang
Cảnh giác không bao giờ thừa, bạn nên kiểm tra chính tả của địa chỉ trang, mức độ phổ biến và tin cậy của đuôi trang trước khi click vào một liên kết. Các đuôi trang com, net, org… là những top-level domain phổ biến. Tuy nhiên các tên miền có đuôi info, asia, vip… thường có độ tin cậy thấp hơn. Ngược lại những tên miền quốc gia (vn – Việt Nam, au – Úc, ca – Canada…), tên miền dành cho các tổ chức giáo dục đào tạo (edu) và các tổ chức chính phủ (gov) thường có độ tin cậy cao hơn.
Bạn cũng nên sử dụng các website xác minh như ScanURL, Norton Safe Web, Chongluadao.vn (Hiếu PC) để nhận biết trang web có an toàn hay không. Mới đây, trình duyệt Cốc Cốc cũng đã phát triển tính năng Duyệt web an toàn (Safe Browser) với hộp thoại cảnh báo khi người dùng truy cập các trang web có dấu hiệu lừa đảo.
Nếu đã truy cập trang web, tiếp tục xác minh thông tin về đơn vị, doanh nghiệp thông qua phần giới thiệu (Chân trang hoặc phần Mô tả). Sau đó tìm hiểu thông tin liên lạc, thành viên đại diện, lĩnh vực hoạt động,… Xác minh độ tin cậy của các thông tin mà trang cung cấp.
Đối với các trang MXH, bạn nên kiểm tra dấu tích xanh, thời gian hoạt động và mức độ tương tác để chắc chắn không gặp phải những fanpage giả mạo, câu like, bán hàng giả, thu thập thông tin.
Không tùy tiện cung cấp các thông tin cá nhân
Khi truy cập vào các trang web không đáng tin cậy, bạn không nên cung cấp các thông tin cá nhân để đăng nhập hay tạo tài khoản. Bạn cũng nên tạo một email ít quan trọng để đăng nhập vào các trang web như vậy. Ngoài ra, nên hạn chế sử dụng danh tính thật nếu không thực sự cần thiết khi sử dụng Internet, cân nhắc công khai thông tin cá nhân trên MXH để tránh bị kẻ xấu giả danh, theo dõi.
Báo cáo với nhà phát triển khi phát hiện trang không đáng tin cậy
Khi gặp các trang web có dấu hiệu lừa đảo, bạn nên chủ động báo cáo cho nhà phát triển trình duyệt web, mỗi báo cáo của bạn đều góp phần bảo vệ cộng đồng. Trong số các trình duyệt phổ biến tại Việt Nam, Cốc Cốc là một trong những trình duyệt tiên phong cung cấp tính năng Duyệt web an toàn nâng cấp, cho phép người dùng báo cáo các trang web không đáng tin cậy.
Khi người dùng gửi báo cáo, đội ngũ phát triển Cốc Cốc sẽ kiểm tra trang web và đưa ra cảnh báo cho những người dùng khác nếu thực sự nguy hại.
Như vậy, với danh sách trang web độc hại từ các nguồn uy tín, kết hợp báo cáo từ người dùng và đề xuất của Cốc Cốc, tính năng Duyệt web an toàn nâng cấp giúp gia tăng khả năng bảo mật, loại bỏ được các trang web/nội dung lừa đảo, sử dụng ngôn ngữ, tiếng lóng địa phương.
Hiện Cốc Cốc có cả phiên bản máy tính lẫn di động với nhiều cụm tính năng khác giúp bảo vệ người dùng. Trước vấn nạn các trang web lừa đảo ngày càng tinh vi, bạn còn chần chờ gì nữa mà không trang bị ngay trình duyệt Cốc Cốc cho máy tính và di động!
Hy vọng với những phương pháp trên đây, bạn có thể tự bảo vệ bản thân cũng như những người xung quanh để có trải nghiệm an toàn trên không gian mạng.
Trường Thịnh
Link bài gốc: https://dantri.com.vn/suc-manh-so/cach-phat-hien-va-phong-tranh-cac-trang-web-lua-dao-20210405173731264.htm