Mẹo hay đánh bay kẻ xấu lừa đảo, lấy cắp thông tin trên mạng, chuyên gia cũng phải “gật gù”
Hacker thường sử dụng web xấu để đánh cắp thông tin cá nhân của người dùng Internet và bán cho tin tặc, tống tiền, lừa đảo hoặc tấn công spam… Do đó, bạn nên trang bị cho mình một vài mẹo hay để tránh trường hợp xấu này xảy ra.
Theo thống kê từ WeareSocial và Hootsuite, trung bình 94% người dùng Internet ở Việt Nam sử dụng Internet hàng ngày. Trong khi đó, tình trạng rò rỉ thông tin cá nhân bởi các web xấu do tin tặc lập ra đang là mối lo chung của nhiều doanh nghiệp và người dùng Internet.
Cụ thể, các chiêu trò thường được tin tặc sử dụng như: lập web giả mạo và yêu cầu khách hàng chuyển tiền để nhận thưởng, mời chào bằng phần thưởng không có thật để khách hàng cung cấp thông tin cá nhân, giới thiệu các dịch vụ cho vay phi pháp mạo danh công ty tài chính…
Đáng nói, theo thống kê của NCSC, Việt Nam hiện có hơn 2 triệu IP nằm trong mạng ma botnet. Do đó, người dùng internet Việt cần thực hiện những quy tắc cơ bản như sau để bảo mật thông tin cũng như bảo vệ chính mình và người thân trước web lừa đảo ngày càng tinh vi, nhan nhản trên mạng.
Không vội vàng ấn vào link lạ
Trước tiên, người dùng internet không nên vội vàng ấn vào các đường link có ký tự lạ. Cụ thể, nếu địa chỉ URL trên trình duyệt bạn đang truy cập có tên không chính xác, có lỗi chính tả, thừa thiếu một ký tự, ký hiệu trước hoặc sau tên công ty… thì bạn đang truy cập một web giả mạo.
Bên cạnh đó, những trang web lừa đảo, giả mạo thường sẽ “nhử” người dùng bằng cách đưa ra những thông báo khiến bạn hoảng sợ, hoặc vui mừng. Ví dụ như thông báo về sự cố giao dịch hoặc thông báo trúng thưởng, kèm theo đó là yêu cầu bạn nhập thông tin tài khoản, mật khẩu, số thẻ tín dụng để xác minh. Hoặc khiến bạn truy cập vào một website chứa mã độc.
Không dùng mật khẩu dễ đoán
Dù có nhiều tài khoản đến đâu, bạn cũng không nên sử dụng mật khẩu chung hoặc mật khẩu dễ đoán. Lý do là bởi nếu bạn đặt mật khẩu dễ đoán, tài khoản của bạn sẽ rất dễ dàng bị tin tặc hack thành công. Còn nếu dùng chung mật khẩu cho tất cả tài khoản, thì chỉ cần một tài khoản bị hack, các tài khoản khác cả bạn cũng sẽ có nguy cơ đi luôn.
Không cung cấp thông tin cá nhân tùy tiện
Khi được yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân từ người lạ hoặc từ một phần mềm hay ứng dụng nào đó, các chuyên gia cũng khuyến cáo người dùng không nên vội vàng làm theo. Trước hết, bạn cần xác định rõ ai, tổ chức hoặc cơ quan nào đưa ra yêu cầu này. Thông tin này sẽ được sử dụng vào việc gì và lưu trữ ra sao.
Sử dụng trình duyệt Cốc Cốc và tham gia Chiến dịch Khiên Xanh
Ngoài những cách trên, người dùng internet cũng nên sử dụng trình duyệt đạt yêu cầu về bảo mật và có nhiều tính năng hỗ trợ người dùng lên mạng an toàn như trình duyệt Cốc Cốc. Không những được xây dựng và phát triển từ công ty công nghệ uy tín hàng đầu Việt Nam, trình duyệt này còn có số điểm đánh giá cao trên các chợ ứng dụng, tương ứng với 4,5/5 trên AppStore và 4,4/5 trên Google Play.
Hiện nay, Cốc Cốc cũng đang phát động Chiến dịch Khiên Xanh để bảo vệ người dùng thông qua việc kêu gọi báo cáo trang web giả mạo cũng như tiến hành cảnh báo người dùng trên các trình duyệt khác nhau.
Theo đó, bất cứ khi nào bạn thấy nghi ngờ một trang web là web lừa đảo, web giả mạo, bạn có thể báo cáo trang web đó bằng cách click chuột phải, chọn Báo cáo nội dung không an toàn khi sử dụng trình duyệt Cốc Cốc. Hoặc có một cách khác nữa đó là trên tất cả các trình duyệt và phiên bản thiết bị, bạn hãy truy cập ngay safe.coccoc.com.
Sau khi tiếp nhận phản ánh của người dùng, Cốc Cốc sẽ tiến hành xác minh độ tin cậy của nội dung báo cáo. Tiếp nữa là sẽ tổng hợp và kiểm tra lần lượt các trang web được báo cáo mỗi giờ 1 lần. Nếu phát hiện có yếu tố không an toàn, Cốc Cốc sẽ cập nhật ngay các trang web này vào danh sách đen để cảnh báo rộng rãi tới người dùng. Từ đó, hình thành một tấm Khiên Xanh để bảo vệ hàng triệu người dùng Internet Việt.
Quang Vũ